K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2021

1. Mở bài- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn ông sao

2. Thân bài- Nguồn gốc: Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên - Xuất phát từ nguồn cảm hứng: Hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời cao

- Cách làm đèn ông sao:+ Chuẩn bị 10 que tre có độ dài bằng nhau, buộc chặt vào nhau để tạo khung cho chiếc đèn có dạng ngôi sao 5 cánh + Sử dụng tiếp 4 que tre dài bằng nhau nhưng ngắn hơn 5 que ban đầu đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng+ Sau khi tạo khung, lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và giấy kính nhiều màu dán lên+ Lấy tua rua dán xung quanh đèn để trang trí cho bắt mắt và cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm

- Nơi bày bán nhiều đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến là phố Hàng Mã- Giá thành một chiếc đèn ông sao: 15000 - 50000 đồng - Khẳng định đèn ông sao là món đồ chơi không thể thiếu của trẻ em trong dịp Tết Trung thu trên khắp mọi miền đất nước.

3. Kết bàiKhẳng định lại giá trị của đèn ông sao trong đời sống văn hóa truyền thống của đất nước và nêu suy nghĩ của bản thân.  

II. Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Đèn Ông Sao

" Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh" đó là lời bài hát " Chiếc đèn ông sao" được hát nhiều nhất trong đêm trung thu. Nhắc đến đèn ông sao, đây là đồ chơi quen thuộc của trẻ em trong đêm trăng Rằm tháng 8. Trẻ con sẽ được đi rước đèn, phá cỗ ngắm trăng sáng. Chiếc đèn ông sao là vật không thể thiếu trong lễ rước đèn đó.

Trước tiên, về nguồn gốc, không rõ đồ vật này do ai chế tạo ra đầu tiên và bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng, chiếc đèn ông sao lấy cảm hứng từ hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời xanh quanh mặt trăng. Đèn ông sao là vật dụng được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn trọng của người làm. Để làm ra được một chiếc đèn ông sao đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, cần chuẩn bị 10 que tre để tạo khung cho chiếc đèn thành hình ngôi sao 5 cánh. 10 chiếc que này phải có chiều dài bằng nhau, lấy 5 que buộc vào nhau để thành hình sao. Khi tạo thành một đôi hình sao 5 cánh, người ta sử dụng 4 que tre ngắn cũng có độ dài bằng nhau đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng. Sau khi đã tạo được khung cho ngôi sao, người thợ sẽ lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và lấy giấy dán lên. Loại giấy được dán lên thanh tre là giấy bóng nhiều màu, có độ bóng nhưng đa phần chúng ta thấy được giấy bóng này có màu đỏ. Cuối cùng, họ lấy những tua rua dán xung quanh đèn ông sao. Chắc chắn không thể thiếu cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm.

Chiếc đèn ông sao đã đồng hành cùng tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào gần đến những ngày trung thu, rất nhiều những chiếc đèn ông sao, đèn cù, đèn lồng được bày bán ở khắp mọi nơi, trông chúng thật lung linh và bắt mắt. Hồi đó, mỗi đứa trẻ có một chiếc đèn ông sao hoặc một cây đèn cù, vừa đi vừa hát quanh xóm rất vui vẻ. Ngày nay, nhiều loại đồ chơi vào dịp trung thu được bày bán khắp nơi nhưng ở thủ đô Hà Nội, phố Hàng Mã là dãy phố bày bán đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân truyền thống... nổi tiếng của cả nước với những chiếc đèn được làm vô cùng bắt mắt, mang đậm nét văn hóa Việt Nam mỗi dịp Trung thu đến. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp những chiếc đèn đầy màu sắc ở các cửa hàng tạp hóa nhưng với số lượng ít hơn. Giá thành dao động của một chiếc đèn ông sao từ 15 000 - 50 000 đồng tùy độ to nhỏ. Có thể thấy chiếc đèn ông sao có mặt ở khắp mọi nơi và in sâu vào tiềm thức của mọi người vào dịp lễ đặc biệt này.

Đèn ông sao đã trở thành món quà tinh thần của biết bao nhiêu

9 tháng 3 2022

TK

I. Mở bài.

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.

2. Chuẩn bị:

- Giấy bìa cứng nhiều màu.

- 1 chiếc bút.

- 1 thước kẻ.

- 1 hộp hồ dán.

- 1 cuộn băng dính trong.

- 1 đoạn dây len.

3. Các bước thực hiện:

- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.

- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.

- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.

- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.

- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. 

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.

9 tháng 3 2022

Refer

I. Mở bài.

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.

2. Chuẩn bị:

- Giấy bìa cứng nhiều màu.

- 1 chiếc bút.

- 1 thước kẻ.

- 1 hộp hồ dán.

- 1 cuộn băng dính trong.

- 1 đoạn dây len.

3. Các bước thực hiện:

- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.

- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.

- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.

- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.

- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. 

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 11 2023

a) Khối lập phương có tất cả 12 cạnh, mỗi cạnh dùng 1 nan tre.

Do đó mỗi chiếc đèn lồng cần dùng số nan tre là:

1 × 12 = 12 (nan tre).

Kết luận: Mỗi chiếc đèn lồng cần dùng 12 nan tre.

b) Khối lập phương có tất cả 6 mặt, mỗi mặt dán 1 tờ giấy màu.

Do đó 5 chiếc đèn lồng như vậy cần số tờ giấy màu là:

6 × 5 = 30 (chiếc)

Kết luận: 5 chiếc đèn lồng như vậy cần dùng 30 tờ giấy màu.

5 tháng 10 2023

giúp mình nhanh với ạ

 

Cách làm lồng đèn ông sao truyền thống đơn giản với 3 bướcTết Trung thu đang đến gần, không khí náo nức ngày trung thu được thể hiện rõ trên khuôn mặt trẻ con, màu sắc Trung thu lại toát lên từ ánh sáng đèn lồng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách làm lồng đèn ngôi sao bằng tre nhé. https://thietbianhsang.net/den-ong-sao-chiec-den-tuoi-tho-chua-nhieu-y-nghia/ Đèn ông sao, đèn cá chép, đèn bươm bướm, đèn giấy…...
Đọc tiếp
Cách làm lồng đèn ông sao truyền thống đơn giản với 3 bướcTết Trung thu đang đến gần, không khí náo nức ngày trung thu được thể hiện rõ trên khuôn mặt trẻ con, màu sắc Trung thu lại toát lên từ ánh sáng đèn lồng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách làm lồng đèn ngôi sao bằng tre nhé. https://thietbianhsang.net/den-ong-sao-chiec-den-tuoi-tho-chua-nhieu-y-nghia/

 

Đèn ông sao, đèn cá chép, đèn bươm bướm, đèn giấy… lung linh ánh nến dưới ánh trăng rằm, hằn lên ánh sáng dịu dáng trên gương mặt thơ ngây đầy háo hức của trẻ nhỏ là hình ảnh ấm áp thân thương nhất mùa trông trăng.

Bỏ qua những chiếc đèn điện, đèn giấy công nghiệp, đưa trẻ về với tuổi thơ truyền thống đầy ắp kỷ niệm của ba mẹ, ông bà qua những chiếc đèn ngôi sao bằng tre đơn giản dễ làm nào.

1Nguồn gốc và ý nghĩa lồng đèn Ông saoSự tích về chiếc lồng đèn Ông sao

Ngày xửa ngày xưa tại một ngôi làng gần khu rừng nọ, ngôi làng này rất nghèo,bọn trẻ trong làng thường cầm những cành cây nhỏ và nhảy múa như vẫy gọi phía trời cao. Trên Trời, Trăng tỏa sáng nên làm Sao trở nên mờ nhạt. Nhìn bọn trẻ đông vui  nên Sao xin Ngọc Hoàng xuống trần gian vui chơi cùng.

Mỗi ngôi sao xuống trần gian nhấp nháy trên những cành cây trên tay lũ trẻ. Sao sáng cả đêm vào dịp Trăng lên. Từ đó cứ đến rằm Trung thu, khi nhớ đến Sao, bọn trẻ lấy những nguyên liệu như tre nứa, cành cây làm hình ngôi sao và rước đi chơi. Từ những thời gian đầu bây giờ lồng đèn Ông sao đã phát triển và tồn tại đến bây giờ.

Sự tích về chiếc lồng đèn Ông sao

Sự tích về chiếc lồng đèn Ông sao

Ý nghĩa lồng đèn Ông sao

Lồng đèn ông sao là loại lồng đèn được nhiều trẻ em sử dụng trong đêm trung thu. Vì hình dáng đẹp và cách làm đơn giản, dễ làm. Ngoài ra, lồng đèn ông sao cũng mang thêm nhiều ý nghĩa khác.

Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy sự kết hợp của vòng tròn xung quanh năm cánh sao và các gọng tre dùng để nâng đỡ giấy bóng. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho phong thủy theo văn hóa phương đông với 5 hành chính: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, như muốn gửi gắm thông điệp về sự cân bằng, hài hòa trong các mối quan hệ của cuộc sống.

 

Lồng đèn ông sao có ý nghĩa về sự cân bằng, hài hòa trong các mối quan hệ của cuộc sống

Lồng đèn ông sao có ý nghĩa về sự cân bằng, hài hòa trong các mối quan hệ của cuộc sống

2Cách làm lồng đèn Ông saoDụng cụ làm lồng đèn Ông sao

10 thanh tre vót dẹp, mỏng, dài khoảng 50 cm/thanh (độ dài cần đều nhau).

5 thanh tre dẹp dài 8 cm/thanh.

Hồ dán.

Giấy kiếng màu bé yêu thích.

Kéo, kềm, dây kẽm mỏng.

Dụng cụ cần chuẩn bị để làm lồng đèn ông sao

Dụng cụ cần chuẩn bị để làm lồng đèn ông sao

Các bước làm lồng đèn Ông sao đơn giản

Bước 1 Tạo khung hình ông sao

Nối 10 thanh tre dài đã chuẩn bị thành 2 hình ông sao 5 cánh, cố định các đầu nối bằng dây kẽm cho chắc chắn.

Cách làm lồng đèn ông sao đơn giản

Tạo khung hình ông sao

Chồng 2 ngôi sao lên nhau rồi tiếp tục cố định 5 đầu nhọn của 2 ngôi sao lại bằng dây kẽm.

Cách làm lồng đèn ông sao đơn giản

Chồng 2 ngôi sao lên nhau

Dùng các đoạn tre ngắn chống vào các điểm giao nhau tạo thành hình ngũ giác ở giữa 2 ngôi sao để tạo khung xương hoàn chỉnh cho lồng đèn. Cố định chắc chắn các cây chống này để chúng không xê dịch khi dán giấy kiếng lên.

Cách làm lồng đèn ông sao đơn giản

Dùng các đoạn tre ngắn chống vào các điểm giao nhau

Bước 2 Dán giấy kiếng cho lồng đèn

Trước tiên bôi hồ dán lên 2 mặt chính của ngôi sao (thực hiện từng mặt 1).

Cách làm lồng đèn ông sao đơn giản

Bôi hồ dán lên 2 mặt chính của lồng đèn sao

Cắt giấy kiếng to hơn phần cánh tam giác của ngôi sao rồi dán đè lên phần keo đã bôi trước đó. Để keo khô và cắt bỏ phần giấy thừa.

Cách làm lồng đèn ông sao đơn giản

Dán giấy kiếng cho lồng đèn sao

Thực hiện lần lượt với các ô trống còn lại của khung đèn, chừa lại 2 ô đáy và 2 ô bên trên để châm đèn cầy cho lồng đèn và để thông khí.

Bước 3 Trang trí cho lồng đèn ngôi sao thêm sinh động

Tùy theo sở thích của bé mà bạn trang trí các họa tiết, hoa văn đa màu sắc cho lồng đèn trở nên bắt mắt và sinh động hơn.

Cách làm lồng đèn ông sao đơn giản

Trang trí cho lồng đèn ngôi sao thêm sinh động

Lưu ý khi làm lồng đèn ông sao Trung Thu

 

- Cẩn trọng khi dùng hồ dán trên giấy kiếng, hồ dán lem ra có thể khiến giấy kiếng bị nhăn, giảm độ bóng mịn.

 

- Sau khi hoàn thành lồng đèn sẽ cần sấy khô nhẹ hoặc phơi nắng để giấy kiếng căng ra, tạo độ căng bóng đẹp mắt cho lồng đèn.

 

Vậy là chiếc lồng đèn ngôi sao bằng tre đã hoàn thành cho bé đón Trung thu. Hẳn bé sẽ thật hào hứng và yêu thích chiếc lồng đèn hơn nếu được cùng tham gia vào quá trình sáng tạo lồng đèn này. Theo dõi https://thietbianhsang.net/ để cập nhật các thông tin hữu ích khác nhé. 

 

0
29 tháng 1 2023

Chú ý môn học nhé

11 tháng 4 2019

Trường hợp (1): Chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.

- Mở bài:

    + Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về

    + Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi

    + Nhưng có chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt

- Thân bài:

    + Khi hỏi rõ, chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.

    + Người chiến sĩ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu hiểu nguyên nhân sâu xa sau những nỗi khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.

    + Anh bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.

    + Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh chị Dậu, đem những thắng lợi mới ở khắp các nơi về báo với gia đình.

    + Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng, về cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ nói với đông đảo bà con xung quanh.

    + Nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.

    + Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo cùng cảnh ngộ.

- Kết bài:

    + Chị Dậu xúc động và vui mừng khi đón được cái Tí trở về nhà, đoàn tụ cùng thầy u và hai em.

    + Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.

Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

- Mở bài:

    + Sau khi chạy thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà

    + Làng Đông Xá tuy bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng vẫn rất sôi nổi

    + Một nhóm các chiến sĩ được bí mật cử về làng

- Thân bài:

    + Chị Dậu cũng như rất nhiều người dân làng Đông Xá được giác ngộ và tích cực tham gia cuộc kháng chiến

    + Chị sự kiểm soát của địch, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ

Chị Dậu bí mật tiếp tế đồ ăn, các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ

Các thư từ, văn kiện được truyền đi ngay trong lòng địch

Nhiều lần chị bất chấp hiểm nguy mà đậy nắp hầm bem.

Bị địch nghi ngờ, kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn kiên quyết và dũng cảm che chở cho các chiến sĩ

    + Vì hiểu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến, chị Dậu không hề lung lay ý chí căm thù giặc, ủng hộ cách mạng.

- Kết bài:

Chị Dậu đã có lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quật cường

Việc làm của chị đã thôi thúc lòng yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của đông đảo bà con làng Đông Xá.